KỸ THUẬT SƠ CẤP CỨU CỦA NGƯỜI BẢO VỆ
Sơ cấp cứu người bệnh là việc hết sức cần thiết, nếu không đúng nó có thể gây chết người. Do đó việc thực hiện các kỹ thuật sơ cấp cứu là một trong những kỹ thuật mà bắt buộc nhân viên bảo vệ đều nắm bắt được để có thể phục vụ cho công việc của mình. Trong số các nghiệp vụ sơ cấp cứu cơ bản thì hô hấp nhân tạo có thể được xem là kỹ thuật cơ bản nhất.
Hô hấp nhân tạo là một trong những bước sơ cấp cứu quan trọng đối với những trường hợp mới tắt thở, tim ngừng đập. Nếu được sơ cứu, hô hấp nhân tạo kịp thời thì có thể giữ được mạng sống của bị nạn.
Các bước hô hấp nhân tạo cơ bản mà nhân viên phải nắm rõ:
- Bước 1: Hà hơi thổi ngạt
Khi thực hiện, người làm sơ cấp cứu cho nạn nhân phải đặt nạn nhân trong tư thế nằm, cổ hơi ngẩng lên để tạo thành một đường thẳng. Người thổi ngạt ngồi ngang, tay nâng nhẹ cằm nạn nhân lên, một tay đặt trên trán và bóp mũi nạn nhân. Sau đó hít thật sâu, áp miệng vào miệng của nạn nhân thổi mạnh. với 15 nhịp/ phút.
- Bước 2: Bóp tim ngoài lồng ngực
Người làm sơ cứu sẽ quỳ ngang, hai bàn tay chồng lên nhau. Hai cánh tay thẳng góc với cơ thể nạn nhân. Dùng lực toàn thân ấn xuống sao cho xương ức lún sâu từ 3 – 4 cm. Nhịp độ 60 lần / phút, tương đương với mỗi giây 1 lần.
Những điều mà dịch vụ bảo vệ PMV cần lưu ý:
Tùy theo độ tuổi của nạn nhân mà nhân viên bảo vệ vận dụng lực tay ấn thích hợp vì xương trẻ em rất dễ tổn thương. Trẻ em từ 10 tuổi trở xuống sẽ ấn với nhịp độ nhanh hơn từ 80 – 90 lần/phút. Trẻ sơ sinh thì 100 lần/phút.
Trong quá trình thực hiện có thể tiến hành bởi một người sơ cứu hoặc là kết hợp 2 người cùng sơ cứu. Nếu là một người thì 15 lần bóp tim – 2 lần thổi ngạt. Đối với hai người thì 5 lần bóp tim – 1 lần thổi ngạt.
Hy vọng những kiến thức về sơ cấp cứu mà công ty bảo vệ Đại Việt cung cấp trên sẽ giúp ích được cho mọi người!